HomeAbout Me

Reading Tips

By Daniel Nguyen
Published in English
September 28, 2024
7 min read
Reading Tips

Matching information

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời sẽ KHÔNG xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các thông tin được đưa ra.
  • Một số đoạn văn có thể không chứa câu trả lời, cũng như có thể chứa nhiều hơn một câu trả lời.
  • Thông thường, thông tin phù hợp sẽ xuất hiện dưới dạng một cụm từ hoặc cả câu trong bài đọc, không nhất thiết phải là một từ riêng lẻ.
  • Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
  • Tìm thông tin dễ nhất để nối trước. Thông tin dễ xác định thường sẽ nằm trong một câu chứa các từ khóa dễ tìm thấy trong văn bản như tên, số, địa điểm và ngày tháng. Bằng cách này, người đọc sẽ nắm chắc điểm của những dễ nhất và tiết kiệm được thời gian cho các câu còn lại thay vì lãng phí nhiều thời gian cho một câu hỏi khó ngay từ đầu.
  • Người đọc có thể thu hẹp các lựa chọn bằng cách loại bỏ các thông tin không phù hợp về nghĩa. Đối với một số thông tin, sẽ có những đoạn không trùng khớp vì chủ đề mà đoạn văn đó đề cập trái ngược hoặc không liên quan, vì vậy chúng ta có thể tiến hành loại bỏ.

True/False/Not Given - Yes/No/Not Given

Example
Example

  • Yes/No/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những ý kiến (opinion), quan điểm (view) và niềm tin (belief) của tác giả hoặc những người được nhắc đến trong bài.
  • True/False/Not Given - Bài đọc sẽ bao gồm những thông tin thực tế (factual information) về một chủ đề nào đó.

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống như thứ tự của các nhận định cho trước. Vì vậy, ta không cần lãng phí thời gian đọc lại từ đầu để tìm câu trả lời. Thay vào đó, ta chỉ cần tiếp tục đọc phần còn lại của bài.

  • Không cần thiết phải đọc toàn bộ bài đọc. Ta chỉ cần gạch chân từ khóa và dùng kĩ năng đọc lướt (skimming) để xác định chúng trong bài. Sau đó, ta sẽ đọc kỹ để tìm ra câu trả lời.

  • Thông thường sẽ có ít nhất một trong mỗi loại câu trả lời - Yes, No, Not Given. Vì vậy, nếu không có ít nhất một trong số mỗi khi hoàn thành câu hỏi, khả năng cao chúng ta đã làm sai ở đâu đó.

  • Đề phòng những từ gây nhiễu (distractors). Ví dụ điển hình của phần này là những từ giới hạn nghĩa của câu (qualifying words) vì chỉ cần thay đổi một từ sẽ dẫn đến câu có nghĩa khác hoàn toàn. every - a few

    always - occasionally

    some - most

    majority - all

    seem - claim

    suggest - possibly

    believe - probably

Summary, note, table, flow-chart completion

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời (cụ thể là các bước trong quy trình) sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các câu chưa hoàn chỉnh đối với flow-chart. Đối với dạng table thì ngược lại.
  • Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
  • Không được vượt quá số từ quy định (word limit). Nếu không, câu trả lời dù đúng với ý trong văn bản nhưng sẽ bị tính là sai.
  • Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
  • Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.
  • Chỉ sử dụng những từ ngữ được cho trong đoạn văn

Diagram label completion

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Đọc kỹ đề và xác định rõ số từ cần điền. Tuy đây là một bước đơn giản nhưng đối với dạng bài điền từ như diagram labelling, một bộ phận thí sinh thường mất điểm phần này vì vượt quá số từ quy định, gây mất điểm một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, việc xác định số từ cần điền (word limit) là vô cùng cần thiết.

  • Đáp án có thể không theo thứ tự thông tin được đưa ra trong bài đọc.

  • Dùng những kiến thức của bản thân về chủ đề hoặc tư duy, suy luận logic để phỏng đoán các từ cần điền, đặc biệt khi hết thời gian nhưng vẫn chưa tìm được đáp án

Sentence completion

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các câu chưa hoàn chỉnh.
  • Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
  • Khi đọc trước các câu được cho, chúng ta nên xác định từ loại còn thiếu, ví dụ: một danh từ, một động từ, một tính từ hoặc một trạng từ. Điều này sẽ giúp người đọc tìm thấy nó nhanh chóng hơn.
  • Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
  • Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.

Multiple choice

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Luôn đọc câu hỏi trước khi đọc văn bản để xác định nội dung cần ưu tiên xác định cũng như đọc hiểu.
  • Sử dụng phương pháp loại trừ để bỏ những đáp án mà chúng ta cho rằng sẽ sai và tập trung vào các đáp án còn lại. Điều này giúp chúng ta có thể định hướng thông tin và tìm kiếm một cách nhanh chóng nhất.
  • Dựa vào tiêu đề, việc đọc lướt văn bản từ bước đầu tiên hoặc những hiểu biết của bản thân về chủ đề để có thể đưa ra những phỏng đoán về đáp án đúng nhất. Điều này sẽ giúp chúng ta nhạy bén hơn khi bắt gặp thông tin trong bài, cũng như tiết kiệm được thời gian khi làm bài.
  • Thông tin trong bài sẽ được sắp xếp theo thứ tự câu hỏi. Vì vậy, chúng ta sẽ tìm kiếm thông tin từ trên xuống dưới theo tương quan vị trí các câu hỏi.
  • Khi hết thời gian làm bài mà vẫn chưa tìm được câu trả lời, hãy phỏng đoán và loại trừ để chọn ra đáp án bản thân thấy hợp lý nhất. Vì đây là dạng bài trắc nghiệm nên chúng ta luôn có một tỉ lệ nhất định sẽ chọn được đáp án đúng.
  • Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để chọn đáp án đúng, luôn luôn kiểm tra lại thông tin trong bài và so sánh tại sao các đáp án còn lại sai để đảm bảo tính chính xác.

Matching headings

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Không cần thiết phải đọc hết cả đoạn văn để xác định được tiêu đề. Việc đọc cả đoạn văn sẽ gây mất rất nhiều thời gian, nhất là ở dạng bài có nhiều đoạn văn như Matching headings. Người đọc chỉ nên tập trung vào câu văn đầu tiên và cuối cùng của đoạn, có thể đọc lướt nội dung nếu muốn chắc chắn.

  • Luôn chú ý tới các từ đồng nghĩa và trái nghĩa

  • Nếu có những tiêu đề với ý nghĩa giống nhau, hãy ghi lại bên cạnh và so sánh sự khác biệt giữa chúng, hoặc thử ghép từng tiêu đề đó với đoạn văn để xem tiêu đề nào là phù hợp nhất dựa vào những thông tin được đưa ra. Lưu ý, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào NỘI DUNG CHÍNH của từng đoạn để xác định tiêu đề.

  • Sau khi đã nối được một cặp đoạn văn - tiêu đề phù hợp, người đọc nên dùng bút chì gạch phần tiêu đề ra khỏi các phương án lựa chọn để thu gọn danh sách những tiêu đề cần đánh giá và tiết kiệm thời gian làm bài.

  • Trong trường hợp chưa thể chọn được tiêu đề của một đoạn văn, hãy chuyển sang đoạn tiếp theo để tránh mất thời gian. Sau khi làm xong, chúng ta có thể quay lại làm nốt, khi đó số tiêu đề cần lựa chọn đã giảm xuống, điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra lựa chọn một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Matching features

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Luôn đọc trước phần nhận định được cho và gạch chân từ khóa

  • Đáp án có thể không theo thứ tự thông tin được đưa ra trong bài đọc. Vì vậy, người đọc cần tránh lãng phí thời gian vào việc trả lời tất cả các câu theo thứ tự từ trên xuống dưới. Cần tập trung làm những câu dễ trước. Nếu việc tìm câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào quá khó, hãy chuyển sang phần tiếp theo. Bạn luôn có thể quay lại sau.

  • Chỉ điền chữ cái chứa đáp án đúng vào phiếu trả lời (answer sheet)

  • Tên hoặc một số đặc điểm có thể được dùng nhiều hơn một lần vì vậy chúng ta cần đọc kỹ xem phần đề bài có đề cập đến vấn đề này hay không và đọc kỹ trong bài để tránh loại bỏ một đáp án khả thi.

  • Luôn phỏng đoán và để ý đến các từ hoặc cụm từ đồng nghĩa

  • Một đặc điểm nổi bật của IELTS Reading chính là việc các từ trong câu hỏi luôn được paraphrase (diễn đạt câu với từ ngữ khác nhau nhưng nghĩa không thay đổi). Vì vậy, chúng ta luôn cần để mắt tới những từ gần nghĩa hoặc đồng nghĩa với nhau để tránh bỏ lỡ thông tin chứa đáp án trong bài

Matching sentence endings

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các câu chưa hoàn chỉnh.
  • Sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ đi những đáp án không phù hợp về mặt ý nghĩa.
  • Cấu trúc ngữ pháp của hai nửa câu phải phù hợp với nhau
  • Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
  • Luôn để ý đến các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân ở dạng bài này.

Short-answer questions

Example
Example

Một số mẹo làm bài:

  • Các câu trả lời sẽ xuất hiện theo thứ tự trong văn bản giống với thứ tự danh sách các câu chưa hoàn chỉnh.
  • Các câu đã hoàn thành phải đúng ngữ pháp. Nếu không, sẽ tính là câu trả lời sai.
  • Không được vượt quá số từ quy định (word limit). Nếu không, câu trả lời dù đúng với ý trong văn bản nhưng sẽ bị tính là sai.
  • Đọc lướt văn bản để tìm vị trí của câu trả lời, sau đó đọc chi tiết để tìm câu trả lời chính xác.
  • Luôn dự đoán các từ đồng nghĩa của các từ khóa được gạch chân.
  • Chỉ sử dụng những từ ngữ được cho trong đoạn văn

Tags

#English

Share

Previous Article
Writing 1
Next Article
Listening Tips

Table Of Contents

1
Matching information
2
True/False/Not Given - Yes/No/Not Given
3
Summary, note, table, flow-chart completion
4
Diagram label completion
5
Sentence completion
6
Multiple choice
7
Matching headings
8
Matching features
9
Matching sentence endings
10
Short-answer questions

Related Posts

Listening Tips
September 28, 2024
3 min
© 2025, All Rights Reserved.
Powered By

Quick Links

About Me

Legal Stuff

Social Media